Thi công sơn cho tàu biển vỏ gỗ có tác dụng gì?
Tàu biển có kết cấu gỗ nên thi công sơn là bước quan trọng trong giai đoạn hoàn thiện tàu. Sơn tàu biển có kết cấu vỏ gỗ thường có gốc dầu. Màng sơn bảo vệ tàu gỗ phải bền với độ bám dính tốt, chống ăn mòn cao, phù hợp để sử dụng cho thuyền gỗ và sà lan. Sơn tàu biển vỏ gỗ phải có công dụng chống chịu được sự ăn mòn của quá trình muối hóa vì tàu biển kết cấu gỗ thường xuyên hoạt động trên biển, tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước biển có nồng độ muối cao, mục đích sử dụng để khai thác, đánh bắt hải sản nên tàu vỏ gỗ cần được sử dụng lớp sơn bảo vệ thật tốt. Vậy thi công như thế nào hãy cùng Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Vietpaint timg hiểu nhé?
Quy trình thi công sơn tàu biển vỏ gỗ
Thi công sơn cho tàu biển đối với bề mặt vỏ gỗ cũng tương tự bề mặt kim loại, bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Làm sạch bụi bẩn, tạp chất bám trên bề mặt tàu gỗ
Đảm bảo bề mặt thi công khô ráo
Làm sạch bề mặt tàu gỗ trước khi thi công
Bước 2: Chà nhám bề mặt gỗ
Việc này rất quan trọng, nó sẽ làm tiền đề cho lớp sơn hoàn thiện bóng mượt và để bảo vệ tối ưu bề mặt hơn.
Tăng độ bám dính cho lớp sơn
Tăng tính thẩm mỹ bề mặt
Chà nhám mịn bề mặt tàu gỗ
Bước 3: Thi công sơn lót cho bề mặt tàu gỗ
Sơn lót có nhiệm vụ làm lớp nền, với chức năng bảo vệ lớp phủ màu và tăng độ kết dính. Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng khi thi công sơn lót, giúp lớp sơn bám đều, mịn.
Nhằm bảo vệ chất liệu gỗ khỏi sâu đục thân biển, hay các sinh vật biển có hại khác.
Sử dụng sơn lót cho tàu biển vỏ gỗ
Bước 4: Thi công sơn phủ cho tàu biển vỏ gỗ
Đây là lớp sơn phủ tàu biển vỏ gỗ cuối, với công dụng làm đẹp và bảo vệ các nhân tố khách quan tác động xấu đến bề mặt. Ưu tiên sử dụng các loại sơn hoàn thiện gốc dầu truyền thống, bởi màng sơn dẻo dai, có tính đàn hồi.
Màu sơn sáng bóng, có độ bền với thời tiết cao.
Sơn lớp phủ tàu gỗ từ 2-3 lớp sơn và có thao tác chà nhám giữa mỗi lớp sơn. Để bảo đảm sơn có độ phủ màu bền và đều đẹp nhất cho bề mặt.
Thời gian chờ sơn khô là khoảng 24 tiếng
Kết thúc quy trình thi công bằng việc chà nhám nhẹ và làm sạch tất cả bụi giữa các lớp sơn.
Thi công sơn lớp phủ cho tàu gỗ
Bước 5: Phủ thêm lớp sơn đặc biệt (nếu cần)
Tùy vào khu vực thi công của tàu thuyền gỗ, mà có hoặc không cần thực hiện thêm bước này. Ví dụ như tại các khu vực cần sự bảo vệ cao như phần đáy tàu. Đòi hỏi người chủ phải thi công thêm lớp sơn chống hà cho tàu thuyền vì đáy của tàu gỗ tiếp xúc trực tiếp môi trường nước biển có nồng độ muối cao. Ngoài ra, còn chịu tác động của nhiều loài sinh vật biển, rong rêu và chịu ma sát từ lực cản của nước,…
Do đó, việc phủ thêm lớp sơn đặc biệt để hoàn thiện quy trình sơn tàu biển vỏ gỗ được chuyên gia khuyến khích. Nhằm bảo vệ tối đa bề mặt con tàu, chống lại các tác động xấu đến đáy tàu trong môi trường nước biển.